HO CHI MINH CITY JOURNAL OF MEDICINE
banner

 Năm 2024 Tập 27 Số 6

Đặc điểm hình ảnh tổn thương phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19

IMAGING CHARACTERISTICS OF LUNG LESIONS ON COMPUTED OMOGRAPHY AND THEIR RELATIONSHIP WITH CLINICAL AND PARACLINICAL FACTORS IN PATIENTS WITH A HISTORY OF COVID-19

Tải

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(6):116-122. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.06.15

Tác giả

Nguyễn Thành Trung1, Nguyễn Văn Thọ2, Nguyễn Minh Thế1, Phan Thị Anh Đào1 , Trần Thị Thơm1, Nguyễn Thị Thu Hiền1, Nguyễn Hải Công1,*

1Khoa Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Quân Y 175, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
2Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương phổi trên phim chụp cắt lớp vi tính và mối liên quan với một số yếu tố ở bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang với 102 bệnh nhân có tiền sử sau mắc COVID-19 từ 4 – 12 tuần, có triệu chứng hô hấp đến khám và nhập viện điều trị tại Khoa Lao và bệnh phổi bệnh viện Quân Y 175.

Kết quả: Bệnh nhân có tổn thương phổi chiếm tỷ lệ 69,6%. Tổn thương kính mờ và đông đặc chiếm tỷ lệ cao nhất (41,2%, 40,2%). Có liên quan giữa tổn thương phổi trên cắt lớp vi tính và các yếu tố lứa tuổi cao, BMI ≥ 23, có bệnh kết hợp, tiêm đủ 2 mũi vacxin, nồng độ D-dimer trung bình, CRP và Ferritin huyết thanh. Tuổi, D-dimer, CRP, Ferritin có khả năng dự đoán tổn thương phổi ở bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19.

Kết luận: Tổn thương kính mờ và đông đặc là tổn thương hay gặp nhất ở BN có tiền sử COVID-19. Tuổi cao, mắc bệnh nền, tiêm không đủ liều vacxin có thể làm tăng tỷ lệ tổn thương phổi ở bệnh nhân mắc COVID-19. Tuổi cao, tăng nồng độ D-dimer, CRP và Ferritin máu có khả năng dự đoán độc lập tình trạng tổn thương phổi trên CLVT ở bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19.

Từ khóa: COVID-19; tổn thương phổi sau COVID-19; COVID kéo dài; xơ phổi

Abstract

Objective: To describe the characteristics of lung lesions on computed tomography (CT) and their association with various factors in patients with a history of COVID-19.

Method: The study involved 102 patients with a history of COVID-19 (4 to 12 weeks post-infection) who presented with respiratory symptoms and were admitted for treatment at the Department of Tuberculosis and Pulmonary Diseases at Military Hospital 175.

Results: Lung lesions were identified in 69.6% of patients. Ground-glass opacities and consolidations were the most common findings, representing 41.2% and 40.2%, respectively. A significant correlation was found between lung lesions on CT and factors such as advanced age, BMI ≥ 23, comorbidities, receipt of two vaccine doses, and elevated levels of D-dimer, CRP, and Ferritin. Age, D-dimer, CRP, and Ferritin were identified as independent predictors of lung injury in these patients.

Conclusion: Ground-glass opacities and consolidations are the predominant lung lesions in patients with a history of COVID-19. Advanced age, underlying conditions, and insufficient vaccination increase the likelihood of lung injury in post-COVID-19 patients. Elevated levels of D-dimer, CRP, and Ferritin, along with older age, serve as independent predictors of lung injury on CT.

Keywords: COVID-19; post-COVID-19 lung injury; Long-COVID; pulmonary fibrosis