HO CHI MINH CITY JOURNAL OF MEDICINE
banner

 Năm 2004 Tập 8 Số 4

NGHIÊN CỨU CHỉ ĐỊNH MỞ NGỰC CẤP CỨU TRONG CHẤN THƯƠNG NGỰC

STUDY ON INDICATIONS FOR THORACOTOMY IN TREAMENT TO CHEST TRAUMA

Tải

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 8(4):231. DOI

Tác giả

Lê Diên Thịnh, Nguyễn Hoài Nam

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong xử trí chấn thương ngực, vấn đề rất quan trọng là phải chẩn đoán chính xác, từ đó có chỉ định phẫu thuật kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh của từng bệnh viện. 
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các chỉ định mở ngực trong điều trị chấn thương ngực. Xác định các tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng có giá trị trong chỉ định mở ngực. Chọn lựa các đường mở ngực và nâng cao chất lượng điều trị. 
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả và cắt ngang. Thời gian nghiên cứu từ 6/2001 - 6/2003, tại hai bệnh viện Nhân Dân Gia Định và Chợ Rẫy. 
Kết quả và bàn luận: Có 98 bệnh nhân được nghiên cứu, trong đó có 78% là nam và 22% là nữ. Tuổi trung bình 42 ± 3,4, cao nhất 74 và nhỏ tuổi nhất là 9 tuổi. Có 44% bệnh nhân có hội chứng shock mất máu và kết hợp với tổn thương của các cơ quan khác. Trong nghiên cứu, có hai loại chỉ định mở ngực: mở ngực cấp cứu và mở ngực cấp cứu có trì hoãn. 
Kết luận: Phần lớn các loại chấn thương ngực đều có thể điều trị bảo tồn. Chỉ mở ngực trong một số trường hợp đặc biệt. Các triệu chứng lâm sàng có giá trị trong chỉ định mở ngực là: hội chứng shock mất máu, suy hô hấp và chèn ép tim. Đường mở ngực thông dụng trong hầu hết các trường hợp là đường trước - bên.

Abstract

Background: It's very important to diagnose exactly for suitable treatment to chest trauma. 
Objectives: To study the indications for thoracotomy in treatment to chest trauma. To search the valuable clinic and paraclinic signs for thoracotomy. To choose the incisions and to ameliorate the quality for treatment. 
Methods: This study was a prospective , descriptive and cross - sectional study. It was from 06/2001 to 06/2003 in Gia Ñònh and Chôï Raãy Hospital. 
Results and discussion: Prevalence was 78% men and 22% women in 98 patients. The average age was 42 ± 3.4 (9 -74 years old). 44% patients had hypovolemic shock syndrome accompanying with others injuries. There were two indications for thoracotomy: emergency thoracotomy and urgent. 
Conclusions: The treatment was mostly on medicine in majority. The indications for thoracotomy were in special cases. The valuable signs for thoracotomy: hypovolemic shock syndrome, respiratory decompensation and acute pericadial compression. The anterio - lateral thoracotomy was usually used.