Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):178-184. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.21
Nguyễn Văn Tân1, Bàng Ái Viên1,*, Mai Thu Hương2, Lâm Mỹ Hằng3
Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe toàn cầu đang gia tăng, ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Mặc dù bệnh đái tháo đường là một bệnh mạn tính nghiêm trọng nhưng việc tuân trị thường thấp.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang trên tất cả bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị ngoại trú ở phòng khám nội tiết từ 12/2022 đến 6/2023 tại bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Thang điểm MARS-5 được dùng để đánh giá tuân thủ điều trị trên các đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu này.
Kết quả: Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 387, tuổi trung bình là 68,6, nam giới chiếm 60,2%. Bệnh đồng mắc thường gặp là tăng huyết áp (84,6%), rối loạn lipid máu (94,6%) và hội chứng vành mạn (44,7%). Tình trạng đa bệnh chiếm đa số (86%) với chỉ số Charlson là 2,5 ± 0,9, đa thuốc chiếm 81,4%. Phác đồ sử dụng 2 thuốc chiếm đa số 50,1%, với thuốc được kê toa nhiều nhất là Metformin và Sulfonylureas, bệnh nhân đạt HbA1C ≤ 7% là 45,7%. Tuân thủ điều trị theo MARS-5 (bằng 25 điểm) là 58,9% với điểm trung bình là 23,8. Quên uống thuốc là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (38%) ở bệnh nhân không tuân thủ điều trị và ngừng thuốc là ít nhất (8%).
Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú là 58,9%. Quên uống thuốc là nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ điều trị thường gặp nhất trên những bệnh nhân có nguy cơ cao này.
Từ khóa: tuân thủ điều trị; tuân trị bằng thuốc; không tuân trị; đái tháo đường típ 2; ngoại trú
Background: Diabetes mellitus has emerged as a critical and escalating global health concern, affecting individuals across all age demographics. Despite the chronic and progressive nature of diabetes, treatment adherence among patients remains notably low.
Objective: To assess the medication adherence rate in outpatients with type 2 diabetes.
Methods: This study employed a cross-sectional descriptive design involving all type 2 diabetes outpatients treated at the Endocrinology Clinic of Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City, from December 2022 to June 2023. The Medication Adherence Report Scale (MARS-5) was used to evaluate treatment adherence among study participants.
Results: A total of 387 patients participated in the study, with a mean age of 68.6 years; male patients accounted for 60.2% of the sample. The most prevalent comorbidities were hypertension (84.6%), dyslipidemia (94.6%), and chronic coronary syndrome (44.7%). Multimorbidity was observed in the majority (86%) of patients, with a mean Charlson comorbidity index of 2.5 ± 0.9, and polypharmacy was common, seen in 81.4% of cases. Dual-drug regimens were predominant (50.1%), with Metformin and Sulfonylureas being the most frequently prescribed medications. Glycemic control, defined by HbA1C ≤ 7%, was achieved in 45.7% of patients. MARS-5 adherence assessment indicated a treatment adherence rate of 58.9%, with an average score of 23.8. Forgetting to take medication emerged as the primary factor associated with non-adherence (38%), while treatment discontinuation was the least reported reason (8%).
Conclusion: The adherence rate to treatment among elderly outpatients with type 2 diabetes was 58.9%, with forgetfulness as the most common factor contributing to non-adherence within this high-risk population.
Keywords: treatment adherence; non-adherence medication compliance; non-compliance; type 2 diabetes; outpatient care