HO CHI MINH CITY JOURNAL OF MEDICINE
banner

 Năm 2024 Tập 27 Số 5

Đặc điểm nhu cầu cấp cứu ngoại viện từ năm 2014-2020 và dự báo nhu cầu của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2021 – 2025

CHARACTERISTICS OF PRE- HOSPITAL EMERGENCY CARE DEMANDS FROM 2014-2020 AND FORECAST OF PEOPLE'S NEEDS IN HO CHI MINH CITY FROM 2021-2025

Tải

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):165-177. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.20

Tác giả

Nguyễn Duy Long1,*, Huỳnh Cẩm Nhi1, Nguyễn Hồng Yến2, Nguyễn Thắng Nhật Tuệ3, Phạm Đình Quyết1

1Trung tâm Cấp cứu 115, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
2Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
3Bệnh Viện Gia An 115, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cấp cứu ngoài bệnh viện là một hoạt động từ khi nhận được thông tin cấp cứu cho đến khi vận chuyển người bệnh tới bệnh viện. Mạng lưới cấp cứu ngoài bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm một Trung tâm Cấp cứu 115 và 34 trạm vệ tinh. Chưa có nhiều nghiên cứu các đặc điểm về cuộc gọi yêu cầu cấp cứu và trường hợp thực hiện cấp cứu ngoài bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Mục tiêu: Xác định đặc điểm các trường hợp cấp cứu ngoại viện của người dân tại TP.HCM từ năm 2014 đến năm 2020 và dự đoán nhu cầu cấp cứu của người dân TP.HCM từ năm 2021 đến năm 2025.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và phân tích chuỗi thời gian, thu thập số liệu từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2020. Toàn bộ các trường hợp yêu cầu cấp cứu của người dân trong giai đoạn này thu thập từ số “Tiếp nhận và điều phối cấp cứu cấp cứu” của Tổng đài 115 được đưa vào phân tích. Nghiên cứu thu thập các biến số về lý do gọi cấp cứu (gồm 33 lý do) và các biến số về thời gian kích hoạt cấp cứu, thời gian tiếp cận hiện trường. Dự báo nhu cầu cấp cứu của người dân theo ngày từ năm 2021-2025 được thực hiện bằng mô hình ARIMA và so sánh với mô hình Exponential Smoothing thông qua quan sát và các chỉ số thống kê (AICc, MAPE, MRSE).

Kết quả: Có 128.208 trường hợp thực hiện cấp cứu, trong đó bệnh nhân nam giới chiếm 52,8%, có đến 69,1% là người trên 50 tuổi, chủ yếu (70%) vào khung giờ từ 8-23 giờ, các quận trung tâm Thành phố có cuộc gọi cấp cứu lớn hơn các quận, huyện ngoại thành. Có 5 lý do yêu cầu cấp cứu phổ biến nhất phân loại theo hệ thống điều phối ưu tiên là: tai nạn giao thông (20,3%), rối loạn tri giác (13,4%), khó thở (13%), té ngã (7,8%), và cuộc gọi triệu chứng (7,8%). Ngưng tim và đột quỵ lần lượt là 0,85% và 4%. Khoảng thời gian kích hoạt cấp cứu và thời gian tiếp cận hiện trường (TB±ĐLC) lần lượt là 2,7±1,7 phút và 15,9±6,9 phút. Sử dụng mô hình SARIMA để dự đoán trung bình trường hợp cấp cứu theo ngày (KTC 95%) của các năm 2021 là 93 (76-112); 2022 là 103 (73-133); 2023 là 113 (71-154); 2024 là 122(70-171); 2025 là 132 (69-195) trường hợp/ngày.

Kết luận: Trường hợp cấp cứu được thực hiện chủ yếu người trên 50 tuổi, và khung giờ 8-23 giờ, năm lý do cấp cứu ngoại viện nhiều nhất là tai nạn giao thông, rối loạn tri giác, khó thở, té ngã, và cuộc gọi triệu chứng. Số trường hợp yêu cầu cấp cứu được dự báo là tăng theo từng năm.

Từ khoá: cấp cứu ngoài bệnh viện; cấp cứu trước viện; đặc điểm; dự báo nhu cầu cấp cứu; SARIMA

Abstract

Background: Pre-hospital emergency services cover all activities from the receipt of an emergency call to transporting patients to the hospital. The emergency network in Ho Chi Minh City includes one central EMS (115) and 34 emergency stations. Few studies examined the characteristics of emergency calls and pre-hospital cases in the city.

Objective: To identify characteristics of pre-hospital emergency cases in Ho Chi Minh City from 2014 to 2020 and predict emergency demand from 2021 to 2025.

Methods: This retrospective time series analysis collected data from January 2014 to December 2020. All emergency calls recorded by the 115 Call Center during this period were included. Variables collected included reasons for calls (33 categories), response activation time, and on-scene arrival time. Emergency demand from 2021 to 2025 was forecast using the ARIMA model and compared with the Exponential Smoothing (ETS) model based on statistical indicators (AICc, MAPE, MRSE).

Results: There were 128,208 cases, with 52.8% male patients, and 69.1% over 50 years old. Most calls (70%) occurred between 8 AM and 11 PM, with higher call volumes in central districts. The five most common reasons were traffic accidents (20.3%), consciousness disorders (13.4%), difficulty breathing (13%), falls (7.8%), and symptomatic calls (7.8%). Cardiac arrest and stroke cases accounted for 0.85% and 4%, respectively. Average activation and on-scene times were 2.7±1.7 minutes and 15.9±6.9 minutes, respectively. SARIMA forecast model for daily emergency cases with 95% confidence intervals were: 93 (76-112) in 2021; 103 (73-133) in 2022; 113 (71-154) in 2023; 122 (70-171) in 2024; and 132 (69-195) in 2025.

Conclusion: Most emergency cases involved individuals over 50 years old and occurred between 8 AM and 11 PM. The top five emergency reasons were traffic accidents, consciousness disorders, difficulty breathing, falls, and symptomatic calls. The forecast indicated an annual increase in emergency cases.

Keywords: pre-hospital emergency; out-of-hospital emergency; characteristics; forcast demand; SARIMA