HO CHI MINH CITY JOURNAL OF MEDICINE
banner

 Năm 2024 Tập 27 Số 5

Tỉ lệ rối loạn lo âu xã hội và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân mụn trứng cá

PREVALENCE OF SOCIAL ANXIETY DISORDER AND RELATED FACTORS IN ACNE PATIENTS

Tải

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):149-155. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.18

Tác giả

Hồ Anh Dũng1, Ngô Tích Linh1, Trần Trung Nghĩa1, Ái Ngọc Phân1, Phạm Thị Minh Châu1, Nguyễn Thi Phú1, Lê Hoàng Thế Huy1, Trương Quốc Thọ1, Nguyễn Thị Thu Sương1, Bùi Xuân Mạnh1,*

1Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu xã hội là một trong những phân loại rối loạn lo âu phổ biến nhất và có khả năng thường gặp ở bệnh nhân mụn trứng cá. Hiện tại ở Việt Nam không có nghiên cứu nào khảo sát về tỉ lệ này.

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn lo âu xã hội và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân mụn trứng cá.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích 102 bệnh nhân mụn trứng cá đến khám tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2024. Bộ câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học và lâm sàng mụn trứng cá, tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu xã hội DSM-5-TR, thang đo lường mức độ lo âu xã hội SAD-D, thang đo chỉ số chất lượng cuộc sống DLQI được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân.

Kết quả: Tỉ lệ rối loạn lo âu xã hội trên bệnh nhân mụn trứng cá là 40,2%. Ở nhóm bệnh nhân có rối loạn lo âu xã hội, tỉ lệ mức độ lo âu xã hội lần lượt là nhẹ (21,95%), trung bình (75,61%) và nặng (2,44%). Ghi nhận mức độ chất lượng cuộc sống kém hơn và thời gian tập thể dục ít hơn ở nhóm có rối loạn lo âu xã hội so với nhóm không có rối loạn lo âu xã hội. Không ghi nhận sự khác biệt về mức độ nặng mụn trứng cá giữa hai nhóm có và không có rối loạn lo âu xã hội.

Kết luận: Rối loạn lo âu xã hội có tỉ lệ mắc cao trên bệnh nhân mụn trứng cá. Các yếu tố chất lượng cuộc sống và tập thể dục có mối tương quan với rối loạn lo âu xã hội trong khi mức độ mụn trứng cá thì không.

Từ khoá: rối loạn lo âu xã hội; mụn trứng cá; yếu tố liên quan

Abstract

Background: Social anxiety disorder is one of the most common types of anxiety disorders and is potentially prevalent in patients with acne. Currently, there are no studies in Vietnam investigating this issue.

Objective: To determine the prevalence of social anxiety disorder and related factors in acne patients.

Methods: A cross-sectional descriptive study with analysis of 102 acne patients visiting Ho Chi Minh hospital of Dermato-Venereology from March to June 2024. The questionnaire on demographic and clinical characteristics of acne, social anxiety disorder diagnostic criteria (DSM-5-TR), The Social Anxiety Disorder Dimensional Scale (SAD-D), and Dermatology life quality index (DLQI) were applied for data collection on all patients.

Results: The prevalence of social anxiety disorder in acne patients was 40.2%. In the group of patients with social anxiety disorder, the proportion of mild, moderate, and severe condition of social anxiety was 21.95%, 75.61%, and 2.44%, respectively. Poorer quality-of-life and less exercise time were recorded in the group with social anxiety disorder compared with the group without social anxiety disorder. No difference in acne severity was noted between the groups with and without social anxiety disorder.

Conclusion: Social anxiety disorder was recorded in a high prevalence in acne patients. Quality of life and exercise factors were correlated with social anxiety disorder while acne severity was not.

Keywords: social anxiety disorder; acne vulgaris; related factors