HO CHI MINH CITY JOURNAL OF MEDICINE
banner

 Năm 2024 Tập 27 Số 5

Kết quả điều trị surfactant bằng phương pháp insure ở trẻ mắc bệnh màng trong tại bệnh viện Nhân dân Gia Định và các yếu tố liên quan

RESULTS OF SURFACTANT REPLACEMENT THERAPY BY INSURE IN INFANTS WITH RESPIRATORY DISTRESS SYNDROME AND RELATIVE FACTORS

Tải

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):119-124. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.14

Tác giả

Nguyễn Thanh Hiền1,*, Nguyễn Trần Thị Huyền Dung1, Trương Thị Thanh Trúc1, Phan Minh Trí1, Lê Đức Dũng1

1Khoa Bệnh Lý Sơ Sinh bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt

Mục tiêu: Liệu pháp surfactant thay thế (LPSTT) bằng phương pháp INSURE trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sinh non là liệu pháp xâm lấn và còn tiểm ẩn nguy cơ thất bại cần đặt nội khí quản sau đó. Nghiên cứu này nhằm tìm ra tỉ lệ thành công của INSURE và yếu tố liên quan đến tỉ lệ này.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca có phân tích.

Kết quả: Có 27 trẻ sinh non được đưa vào nghiên cứu. Tỉ lệ nam là 51,9%. Tuần tuổi thai trung bình là 31,1±2,1 tuần (thấp nhất là 27 và cao nhất là 34,7). Giá trị trung vị của CNLS là 1600g [1200g- 2000g]. Trung vị giờ tuổi khi thực hiện INSURE là 4 [2,7-5,3]. Tỉ lệ thành công của liệu pháp là 59,3%. Các thông số khí máu thay đổi sau INSURE theo hướng cải thiện thông khí nhưng lại có tiến triển theo hướng toan chuyển hóa là SpO2, pH, pCO2, HCO3-, và rõ rệt hơn ở nhóm thành công. Hai yếu tố độc lập: giới tính nam làm cải thiện kết quả điều trị với OR=5,88 (p=0,03); và AaDO2 >220 mmHg trước INSURE làm xấu đi kết quả điều trị với OR=0,08 (p=0,04).

Kết luận: Tỉ lệ thành công của INSURE trong điều trị bệnh màng trong chưa cao. Giới tính nam và giá trị AaDO2 có giá trị ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Cần thực hiện LPSTT sớm nhất có thể đặc biệt trong 2 giờ đầu sau sinh.

Từ khóa: bệnh màng trong; sơ sinh non tháng; INSURE

Viết tắt: liệu pháp surfactant thay thế, đặt nội khí quản bơm surfactant và rút nội khí quản

Abstract

Objectives: Surfactant replacement therapy (SRT) by using INSURE procedure in the treatment of RDS in preterm infants is invasive and has the potential risk of failure requiring subsequent intubation. This study aimed to find out the success rate of INSURE and relative factors.

Methods: The study applied the case-series design.

Results: There were 27 premature infants with RDS who received SRT using the INSURE procedure. The proportion of male infan is 51.9%. The average gestational age was 31.1±2.12 weeks. Median of age in hours to perform INSURE was 4 [2.7-5.3]. The success rate of SRT was 59.3%. Arterial blood gas parameters that changed after INSURE in the direction of improved ventilation but progressed towards metabolic acidosis were SpO2, pH, pCO2, HCO3-, and were more significant in the successful group. Two independent variables were associated with INSURE performance outcome, including: male gender improving treatment outcomes with OR=5.88 (p=0.03); and AaDO2 >220 mmHg before INSURE reduced treatment outcomes with OR=0.08 (p=0.04).

Conclusions: The success rate of the INSURE procedure was not high (59.3%). Sex and value of AaDO2 were potential associated factors with the outcomes of procedure. SRT should be initiated as soon as possible, especially within the first 2-hour after birth.

Keywords: RDS; preterm neonates; INSURE

Abbreviation: SRT (surfactant replacement therapy), INSURE (INtubation – SURfactant - Extubation), RDS (Respiratory distress syndrome)