Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):111-118. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.13
Phạm Tú Quyên1, Quách Thanh Lâm1,*
Mục tiêu: nghiện internet đang ngày càng trở nên phổ biến và là một trong những vấn đề đáng quan tâm ở giới trẻ. Trí tuệ cảm xúc được xem là một yếu tố quan trọng có thể dự báo tình trạng nghiện. Vì vậy, xác định tỉ lệ nghiện internet và tìm các yếu tố liên quan là cần thiết để kịp thời đưa ra các can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe sinh viên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 402 sinh viên khoa Y tế Công cộng, từ tháng 10/2023 – 05/2024. Số liệu nghiên cứu được lấy theo phương pháp phân tầng thông qua bộ câu hỏi tự điền về đặc điểm dân số xã hội, tình trạng nghiện internet và điểm trí tuệ cảm xúc.
Kết quả: Tỉ lệ sinh viên khoa Y tế Công cộng nghiện internet là 59,7%, điểm trí tuệ cảm xúc là 121,0 ± 11,8 và có mối quan hệ nghịch với nghiện internet với PR=0,99 (p=0,001, KTC 95% 0,98 - 0,99). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa nghiện internet với các yếu tố như áp lực học tập và mục đích sử dụng internet cho học tập.
Kết luận: Tỉ lệ nghiện internet ở sinh viên khoa Y tế Công cộng là khá cao và điểm trung bình trí tuệ cảm xúc ở sinh viên ở mức trung bình. Cần có các biện pháp nâng cao khả năng trí tuệ cảm xúc và can thiệp kịp thời các yếu tố nguy cơ để giảm thiểu tình trạng nghiện internet.
Từ khoá: nghiện internet; trí tuệ cảm xúc; sinh viên
Objectives: Internet addiction is increasingly prevalent and is a concerning issue among young people. Emotional intelligence is considered a crucial factor in predicting addiction tendency. Therefore, determining the prevalence of internet addiction and identifying related factors are essential to implement timely interventions aimed at improving students' well-being.
Methods: A cross-sectional study was conducted among 402 students of Faculty of Public Health at University of Medicine and Pharmacy in Ho Chi Minh City from October 2023 to May 2024. Data was taken by a stratified method through a set of self administered questions about demographics, internet addiction and emotional intelligence.
Results: The prevalence of internet addiction among Public Health students was 59,7%. The average score of emotional intelligence was 121,0 ± 11,8, showing a negative correlation with internet addiction (PR=0,99, p=0,001). Additionally, the study identified a correlation between internet addiction and factors such as academic pressure and using the internet for learning.
Conclusion: The rate of Internet addiction in students of the Faculty of Public Health was relatively high and their average emotional intelligence score was moderate. Measures should be taken to improve emotional intelligence and timely intervention of risk factors to minimize internet addiction.
Keywords: internet addiction; emotional intelligence; students