Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):100-110. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.12
Trần Hồ Vĩnh Lộc1, Huỳnh Ngọc Vân Anh2,*, Tô Gia Kiên3
Đặt vấn đề: Trầm cảm, lo âu và căng thẳng là các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, gây ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt đối với trẻ vị thành niên (VTN). Tỷ lệ các vấn đề này ở học sinh Trung học phổ thông (THPT) tại Việt Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) tăng cao trong những năm gần đây.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 976 học sinh thỏa tiêu chí chọn mẫu ở hai trường THPT tại TP. HCM bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều bậc. Dữ liệu được thu thập từ tháng 02/2024 đến 04/2024 bằng bộ câu hỏi tự điền soạn sẵn. DASS-Y được dùng để đánh giá trầm cảm, lo âu, căng thẳng. ESSA được dùng để đánh giá áp lực học tập.
Kết quả: Tuổi trung bình của học sinh trong mẫu nghiên cứu là 17,0 ± 0,8 tuổi. Tỷ lệ học sinh nữ chiếm 53,4%. Tỷ lệ trầm cảm là 31,7%; lo âu là 25,1% và căng thẳng là 23,8%. Trong đó, tỷ lệ học sinh có trầm cảm hoặc lo âu hoặc căng thẳng là 42,4% và cả ba vấn đề chiếm 13,2%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ trầm cảm là học sinh nữ (PRhiệu chỉnh (hc)=1,24; KTC95%: 1,03-1,50), áp lực học tập mức độ vừa (PRhc=1,82; KTC95%: 1,60-2,06) và nặng (PRhc=3,31; KTC95%: 2,57-4,27), cha mẹ đã ly thân/ly hôn (PRhc=1,44; KTC95%: 1,16-1,77), có tình trạng kinh tế gia đình đủ sống (PRhc=0,70; KTC95%: 0,54-0,88) và khá giả trở lên (PRhc=0,69; KTC95%: 0,50-0,95). Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ lo âu là học sinh nữ (PRhc=1,30; KTC95%: 1,03-1,63), áp lực học tập mức độ vừa (PRhc=1,68; KTC95%: 1,45-1,94) và nặng (PRhc=2,82; KTC95%: 2,11-3,77), có trình độ học vấn của mẹ là THPT (PRhc=0,57; KTC95%: 0,36-0,88). Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ căng thẳng là học sinh nữ (PRhc=1,47; KTC95%: 1,15-1,87), áp lực học tập mức độ vừa (PRhc=1,92; KTC95%: 1,64-2,25) và nặng (PRhc=3,70; KTC95%: 2,71-5,06), có tôn giáo (PRhc=1,23; KTC95%: 1,01-1,52), cha mẹ đã ly thân/ly hôn (PRhc=1,42; KTC95%: 1,09-1,86), có người mẹ biết đọc biết viết (PRhc=3,18; KTC95%: 1,10-9,13), trình độ học vấn tiểu học (PRhc=3,53; KTC95%: 1,34-9,27), trung học cơ sở (PRhc=3,80; KTC95%: 1,48-9,72), THPT (PRhc=3,18; KTC95%: 1,23-8,25) và đại học/cao đẳng (PRhc=3,61; KTC95%: 1,39-9,35).
Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và căng thẳng cao ở học sinh THPT, với các yếu tố liên quan đáng kể như giới tính, áp lực học tập, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, kinh tế gia đình và trình độ học vấn của mẹ. Nhà trường điều chỉnh áp lực học tập và tổ chức các chương trình tư vấn tâm lý, giáo dục về sức khỏe tâm thần cho học sinh và gia đình, nhất là các chương trình dành cho nữ sinh.
Từ khóa: sức khỏe tâm thần; Depression Anxiety Stress Scale-Y; sức khỏe vị thành niên
Background: Depression, anxiety, and stress are common mental health issues that have severe impacts, particularly on adolescents. The prevalence of these issues among high school students in Vietnam, including Ho Chi Minh City, has risen significantly in recent years.
Objective: To determine the prevalence of stress, anxiety, depression and their associated factors among high school students in Ho Chi Minh city in 2024.
Methods: A cross-sectional study used multistage sampling to recruit 976 students from two high schools in Ho Chi Minh City. Data was collected from February to April 2024 using a self-administrated questionnaire. DASS-Y was used to assess depression, anxiety and stress. ESSA was used to measure academic pressure.
Results: The mean age of students was 17.0 (SD 0.8). Females represented 53.4%. The prevalence of depression, anxiety and stress were 31.7%, 25.1% and 23.8%, respectively. The percentage of students having at least one issue condition was 42.4% and having all three issues conditions was 13.2%. Factors associated with depression included being female (adjusted prevalence ratios [aPR]=1.24, CI95%:1.03-1.50), experienced moderate (aPR=1.82, CI95%: 1.60-2.06) to severe (aPR=3.31, CI95%: 2.57-4.27) studying academic pressure, had having separated parents (aPR=1.44, CI95%: 1.16-1.77), had having an adequate (aPR=0.70, CI95%: 0.54-0.88) or higher (aPR=0.69, CI95%: 0.50-0.95) economic status. Factors associated with anxiety included being female (aPR=1.30, CI95%: 1.03-1.63), experienced experiencing moderate (aPR=1.68, CI95%: 1.45-1.94) to severe (aPR=2.82, CI95%: 2.11-3.77) studying academic pressure, had having mother with a high school education completion (aPR=0.57, CI95%: 0.36-0.88). Factors associated with stress included being female (aPR=1.47, CI95%: 1.15-1.87), experiencinged moderate (aPR=1.92, CI95%: 1.64-2.25) to severe (aPR=3.70, CI95%: 2.71-5.06) studying academic pressure, had afollowing religion (aPR=1.23, CI95%: 1.01-1.52), had having separated parents (aPR=1.42, CI95%: 1.09-1.86), had having a literate mother (aPR=3.18, CI95%: 1.10-9.13), had having mother with a primary school (aPR=3.53, CI95%: 1.34-9.27), middle school (aPR=3.80, CI95%: 1.48-9.72), high school (aPR=3.18, CI95%: 1.23-8.25), and university or college education (aPR=3.61, CI95%: 1.39-9.35).
Conclusion: The prevalence of depression, anxiety, and stress was high among high school students, with significant factors including gender, studying pressure, parental marital status, family economic status, and mother's education level. Schools should adjust studying pressure and provide psychological consultancy and mental health education campaign to students and their family, particularly programs for female students.
Keywords: mental health; Depression Anxiety Stress Scale-Y; adolescent health