Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):73-81. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.09
Lê Thanh Toàn1,*, Phạm Văn Quân2, Võ Thị Thu Phượng3, Huỳnh Trung Sơn1
Đặt vấn đề: Việc đánh giá tác động của chăm sóc phục hồi chức năng lên chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ những ảnh hưởng và hiệu quả của phương pháp điều trị này đối với người bệnh sau đột quỵ não.
Mục tiêu: Xác định mức độ CLCS và các yếu tố liên quan của người bệnh sau đột quỵ não có yếu liệt chi trên trước và sau chăm sóc phục hồi chức năng vận động.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 97 người bệnh đột quỵ não có yếu, liệt chi trên, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu. CLCS của người bệnh được đánh giá bằng bộ câu hỏi EuroQoL-5 dimension-5 level (EQ-5D-5L) và thang đo EQ-VAS trước và sau 4 tuần can thiệp phục hồi chức năng.
Kết quả: Sau can thiệp phục hồi chức năng, CLCS của người bệnh có sự cải thiện đáng kể. Tỷ lệ người bệnh có CLCS trung bình tăng từ 24,8% lên 57,7%, mặc dù đa số điểm số CLCS của người bệnh sau 4 tuần vẫn nằm ở mức trung bình và thấp. Điểm số trung bình về cảm nhận sức khỏe tổng quát của người bệnh theo thang EQ-VAS tăng từ 48,1 ± 11,1 lên 61,8 ± 14,2. Chỉ số trung bình CLCS chung trên 5 lĩnh vực sức khỏe (khả năng di chuyển, tự chăm sóc, hoạt động hằng ngày, đau/khó chịu, lo lắng/trầm cảm) theo EQ-5D-5L cũng tăng từ 0,22 ± 0,29 lên 0,46 ± 0,25.
Kết luận: Điểm số trung bình về cảm nhận sức khỏe tổng quát của người bệnh sau đột quỵ não theo EQ-VAS cải thiện có ý nghĩa sau can thiệp (p < 0,05). Chỉ số trung bình CLCS chung trên 5 lĩnh vực sức khỏe theo EQ-5D-5L cũng có sự cải thiện đáng kể (p < 0,001), khẳng định hiệu quả tích cực của chương trình phục hồi chức năng đối với người bệnh đột quỵ não.
Từ khóa: phục hồi chức năng; đột quỵ não; chất lượng cuộc sống; EQ-5D-5L; EQ-VAS
Background: Evaluating the impact of rehabilitation care on patients' quality of life (QoL) plays a crucial role in understanding the effects and efficiency of this treatment on post-stroke patients.
Objective: To determine the level of QoL and related factors in post-stroke patients with upper limb weakness before and after motor rehabilitation care.
Methods: A cross-sectional study was conducted on 97 stroke patients with upper limb weakness or paralysis who met the study criteria. Patient's QoL was assessed using the EuroQoL-5 dimension-5 level (EQ-5D-5L) questionnaire and the EQ-VAS scale at before and week fourth after rehabilitation care.
Results: Following rehabilitation care, patient's QoL showed significant improvement. The proportion of patients with moderate QoL increased from 24.8% to 57.7%, although most patients' QoL scores remained at moderate and low levels after four weeks of intervention. The mean score of overall health perception according to the EQ-VAS scale increased from 48.1 ± 11.1 to 61.8 ± 14.2. The average QoL indexes across five health domains (mobility, self-care, daily activities, pain/discomfort, anxiety/depression) assessed by the EQ-5D-5L were also increased from 0.22 ± 0.29 to 0.46 ± 0.25.
Conclusion: The average score of overall health perception, as measured by the EQ-VAS, improved significantly after intervention (p <0.05). Similarly, the mean QoL indexes across five health domains, assessed by the EQ-5D-5L, showed significant improvement (p <0,001), confirming the positive effects of rehabilitation care for stroke patients.
Keywords: rehabilitation; stroke; quality of life; EQ-5D-5L; EQ-VAS