Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):64-72. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.08
Phạm Thị Kim Tuyến1, Huỳnh Ngọc Vân Anh1,*, Tô Gia Kiên1
Đặt vấn đề: Vận động thể lực (VĐTL) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ vị thành niên. Thiếu VĐTL làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, tăng nguy cơ tử vong và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu vận động thể lực và các yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ thông (THPT) chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương năm 2024.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cụm nhiều bậc để chọn 662 học sinh. Dữ liệu được thu thập bằng bộ câu tự điền gồm 5 phần đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình, đặc điểm nhà trường, thời gian sử dụng màn hình và vận động thể lực của học sinh. Vận động thể lực được đo bằng Global Physical Activity Questionnaire (GPAQv2).
Kết quả: Tuổi trung bình học sinh là 17 ± 0,8, nữ chiếm 51,7% và học sinh khối 12 là 38,1%. Tỷ lệ thiếu vận động thể lực theo khuyến nghị bằng thang đo GPAQv2 của học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương là 25,7%. Nữ giới và học sinh có áp lực kỳ vọng của thầy cô thì có tỷ lệ thiếu vận động thể lực cao hơn lần lượt là 1,85 lần với p <0,001, [KTC 95%:1,40-2,46] và 1,47 lần với p=0,022, [KTC95%:1,06-2,04].
Kết luận: Học sinh nên giảm thời gian ngồi hoặc nằm quá lâu. Nhà trường cần khuyến khích học sinh tham gia hoạt động thể thao và ngoại khóa ngoài trời đặc biệt là học sinh nữ. Thầy cô cần xây dựng môi trường học tập phù hợp để học sinh có thể dành nhiều thời gian vận động thể lực.
Từ khoá: thiếu vận động thể lực; vị thành niên; global physical activity questionnaire
Background: Physical activity (PA) is vital for adolescents' overall development. Inadequate physical exercise enhances the risk of health problems, mortality, and reduces quality of life.
Objective: To determine the prevalence of inadequate physical activity and associated factors in students at Hung Vuong High School, Binh Duong Province in 2024.
Method: This cross-sectional study used multistage sampling to recruit 662 students from February to March 2024. Data were collected using a self-administered questionnaire consisting of five sections: personal characteristics, family characteristics, school characteristics, screen time and physical activity. GPAQv2 was used to measure physical activity.
Results: The students’ mean age was 17 ± 0.8 years. Females accounted for 51.7% and proportion of 12th-grade students represents were at 38.1%. The prevalence of inadequate physical activity was 25.7%. Students Female students who are females and suffersuffering pressure from teachers’s expectations are were more likely to have higher percentage of adequate physical activity.
Conclusion: Students should limit their time spent sitting or lying down for too long. The school shouldIt is necessary to encourage students, particularly for females, to attend outdoor sports and activities. Teachers should build a convenient learning environment so that students feel free to do more physical activity.
Keywords: inadequate physical activity; adolescent; Global Physical Activity Questionnaire