Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):48-56. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.06
Lê Nữ Thanh Uyên1,*, Nguyễn Thị Thanh Nhàn1
Đặt vấn đề: Nghiện ma túy vẫn luôn là một vấn nạn nghiêm trọng đối với gia đình và xã hội. Mặc dù đã tham gia điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (MMT) nhưng hành vi sử dụng đồng thời các chất ma túy vẫn tồn tại. Gia đình là yếu tố ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến hành vi sử dụng ma tuý (SDMT) khi đang điều trị Methadone.
Mục tiêu: Xác định điểm số gắn kết gia đình và tìm hiểu vai trò của gia đình đối với hành vi SDMT ở bệnh nhân (BN) MMT giai đoạn duy trì tại Khoa Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) năm 2024.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng và định tính. Dữ liệu thu thập bằng phỏng vấn mặt đối mặt bằng bộ câu hỏi soạn sẵn với thang đo Family APGAR trên 239 BN MMT bằng phương pháp chọn mẫu toàn bộ, sau đó tiến hành 11 phỏng vấn sâu bằng phương pháp chọn mẫu có chủ đích từ mẫu nghiên cứu định lượng tại Quận 6, TP. HCM.
Kết quả: Nghiên cứu định lượng: Điểm số Family APGAR trung vị 8 điểm (6 – 9 điểm). Mức độ gắn kết gia đình tốt 69,9% và 10,4% gia đình không gắn kết. Nghiên cứu định tính cho thấy vai trò của gia đình có tác động tích cực và tiêu cực đến hành vi SDMT của BN.
Kết luận và kiến nghị: Khả năng gắn kết của BN với gia đình khá tốt. Gia đình đóng vai trò ảnh hưởng kép đến hành vi SDMT của BN MMT. Do đó, việc tăng cường các yếu tố tích cực từ gia đình là vô cùng cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị. Cần thực hiện tư vấn cá nhân kết hợp với gia đình vì gia đình chính là nguồn động viên giúp BN vượt qua mọi khó khăn.
Từ khoá: sử dụng ma túy; gia đình; bệnh nhân điều trị Methadone
Background: Drug addiction remains a demanding issue for nuclear family and society. Despite attending Methadone maintenance treatment (MMT), the behaviour of concurrent multi-drug use still exists. Family support is a factor that positively and negatively influences this behavior.
Objectives: To identify the score of family functioning and to explore family roles in concurrent drug use behaviour among MMT patients in the maintenance phase at the Department of Substance Addiction and HIV/AIDS Counseling and Treatment in District 6, HCMC in 2024.
Methods: A cross-sectional study was conducted in a mixed-method qualitative and quantitative study. Data was collected through face-to-face interviews with structured questionnaires by the Family APGAR scale on 239 MMT patients, using the total sampling method, then conducting 11 in-depth interviews using purposive sampling from quantitative sample in District 6, HCMC.
Results: The median score of Family APGAR was 8 (Inter-quartile 6 – 9). The highly functional family and severely dysfunctional family rate were 69.9% and 10.4% respectively. The study demonstrated that family has both positive and negative impacts on the behavior of concurrent drug use of MMT patients.
Conclusions: The level of family cohesion was relatively high. Family plays a dual role in influencing the drug use behaviour of MMT patients. Therefore, strengthening positive family factors is crucial for accomplishing exceeding treatment outcomes. It was necessary to conduct both individual and family counseling, due to the vital role of the family in motivating patients.
Keywords: drug use, family, MMT patients