Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):31-37. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.04
Lê Trần Anh Quốc1, Ngô Tích Linh1, Trần Trung Nghĩa1, Ái Ngọc Phân1, Phạm Thị Minh Châu1, Nguyễn Thi Phú1, Lê Hoàng Thế Huy1, Trương Quốc Thọ1, Nguyễn Thị Thu Sương1, Bùi Xuân Mạnh1,*
Đặt vấn đề: Mụn trứng cá là một bệnh da thường gặp trong lâm sàng, biểu hiện bởi tình trạng viêm da mạn tính xuất hiện chủ yếu ở mặt, ngực, vai và lưng. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi vị thành niên và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bên cạnh những tác động về mặt sinh lý, mụn trứng cá có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tâm lý, đặc biệt có thể gây ra sự cáu kỉnh, lo lắng và trầm cảm ở người bệnh.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, fifth edition) và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân mụn trứng cá.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 126 bệnh nhân được chẩn đoán mụn trứng cá dựa vào lâm sàng tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân trả lời bộ câu hỏi có sẵn bao gồm các câu hỏi về đặc điểm dân số xã hội, triệu chứng lâm sàng, sức khoẻ tâm thần theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 là 11,9%. Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 21,33 ± 2,63 tuổi, thấp nhất 18 tuổi và cao nhất là 31 tuổi. Tỷ lệ nữ giới chiếm cao hơn nam giới. Mức độ mụn trung bình theo IGA chiếm tỷ lệ cao nhất 46,8%, thời gian mắc bệnh mụn trứng cá dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ cao 67,5%, hầu như không có triệu chứng cơ năng của mụn 70,6%. Bệnh nhân có tự ti về ngoại hình do mụn chiếm tỷ lệ cao 84,1%. Mức độ mụn theo IGA, thời gian mắc bệnh mụn trứng cá, triệu cơ năng do mụn và tự ti về ngoại hình liên quan có ý nghĩa thông kê với rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5. Các yếu tố độc lập liên quan đến rối loạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5 bao gồm: mức độ mụn theo IGA và triệu chứng cơ năng của mụn.
Kết luận: Tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 ở bệnh nhân mụn trứng cá tương đối cao và có liên quan đến mức độ, thời gian mắc bệnh mụn trứng cá, bệnh nhân có tự ti về ngoại hình. Vì vậy, các bác sĩ cần quan tâm đến vấn đề này trong quá trình thăm khám lâm sàng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Từ khoá: rối loạn trầm cảm chủ yếu; mụn trứng cá; yếu tố liên quan
Background: Acne is a common skin disease in clinical dermatology, with chronic inflammatory condition that usually develops on the face, chest, shoulders, and back. Acne usually starts in adolescence and may topersist until adulthood. Acne can severely affect psychological functioning and especially may cause anger, anxiety, and depression among adolescents and young adults
Objectives: To determine the major depressive disorder rate using the DSM-5 criteria (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, fifth edition) and related factors in acne patients.
Methods: Cross-sectional study on 126 patients diagnosed with acne based on clinical examination at HCMC Hospital of Dermato-Venereology. Patients answered a self-administered questionnaire including questions on socio-demographic characteristics, clinical symptoms, and mental health according to the DSM-5 diagnostic criteria.
Results: The rate of patients with major depressive disorder (MDD) according to the DSM-5 diagnostic criteria was 11.9%. The average age of the study sample was 21.33 ± 2.63 years old, the lowest was 18 years old and the highest was 31 years old. The proportion of women was higher than men. The average acne severity according to IGA accounted for the highest proportion of 46.8%, the time of acne onset under 6 months accounted for a high proportion of 67.5%, there were almost no symptoms of acne (70.6%). Patients with low self-esteem about appearance due to acne accounted for a high proportion (84.1%). IGA acne severity, acne onset time, acne inflammatory symptoms, and body image were significantly associated with MDD. Independently associated factors with MDD included IGA acne severity and acne inflammatory symptoms.
Conclusions: The prevalence of MDD according to DSM-5 diagnostic criteria in acne patients was relatively high and associated to the severity of acne, the duration of acne, and the patient's self-esteem about appearance. Therefore, physicians need to pay attention to this issue during clinical examination, by doing so, the effectiveness of treatments and the overall quality of life for patients can be significantly enhanced.
Keywords: major depressive disorder; acne; related factors