HO CHI MINH CITY JOURNAL OF MEDICINE
banner

 Năm 2024 Tập 27 Số 5

Đánh giá hiệu quả lâm sàng của viên ngậm chứa Limosilactobacillus reuteri trong hỗ trợ điều trị hôi miệng ở bệnh nhân viêm nướu

EVALUATION OF CLINICAL INDEX CHANGES WHEN USING LIMOSILACTOBACILLUS REUTERI LOZENGES IN SUPPORTING THE TREATMENT OF HALITOSIS IN GINGIVITIS PATIENTS

Tải

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):22-30. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.03

Tác giả

Nguyễn Ngọc Yến Thư1,*, Hồ Nguyễn Cảnh Vy1

1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hôi miệng là một vấn đề không quá nghiêm trọng, nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Gần đây, lợi khuẩn hay men vi sinh (MVS) nhận được nhiều sự quan tâm trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý răng miệng, trong đó có hôi miệng.

Mục tiêu: Đánh giá các chỉ số lâm sàng khi sử dụng viên ngậm chứa Limosilactobacillus reuteri trong điều trị hôi miệng ở bệnh nhân viêm nướu.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, điều trị 3 tuần, theo dõi 2 tuần. 26 bệnh nhân (BN) phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm: thử nghiệm (sử dụng viên ngậm chứa Limosilactobacillus reuteri) và nhóm chứng (sử dụng giả dược). Điểm số hôi miệng, chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI), điểm số mảng bám lưỡi (MBL), lưu lượng nước bọt (LLNB) được đánh giá tại thời điểm ban đầu (T0), sau 1 tuần (T1), sau 3 tuần (T3) và sau 5 tuần (T5).

Kết quả: Điểm số hôi miệng, chỉ số PlI và LLNB ghi nhận cải thiện có ý nghĩa ở nhóm thử nghiệm so với nhóm chứng. Chỉ số GI, điểm số MBL không có sự khác biệt.

Kết luận: Trong giới hạn nghiên cứu (NC), Limosilactobacillus reuteri giúp hỗ trợ cải thiện điểm số hôi miệng, chỉ số PlI và LLNB. Cần thêm các NC khác để kết luận.

Từ khóa: hôi miệng; viêm nướu; men vi sinh

Abstract

Background: Halitosis is a non-severe pathological condition but significantly affects the quality of life and the psychological state of the patient. In recent years, probiotics have emerged as a useful measure in supporting the treatment in oral diseases, including halitosis.

Objective: To evaluate clinical indices when using lozenges containing Limosilactobacillus reuteri in the treatment of halitosis in gingivitis patients.

Methods: A randomized controlled clinical trial was conducted over a 3-week treatment period with a 2-week follow-up. Twenty-six patients were randomly assigned to two groups: the test group (using lozenges containing Limosilactobacillus reuteri) and the control group (using placebo lozenges). Clinical indices including halitosis score, plaque index (PlI), gingival index (GI), tongue coating score (TCS), and salivary flow rate were evaluated at the initial time (T0), after 1 week (T1), after 3 weeks (T3), and after 5 weeks (T5).

Results: The halitosis score, PlI, and salivary flow rate showed significant improvement in the experimental group compared to the control group. The GI and tongue coating scores showed no difference.

Conclusion: Within the study’s limitations, Limosilactobacillus reuteri helpeds improve the halitosis score, PlI, and salivary flow rate. Further research is needed for a definitive conclusion.

Keywords: halitosis; gingivitis; probiotic