Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(5):13-21. DOI 10.32895/hcjm.m.2024.05.02
Trần Bá Lân1, Khâu Minh Tuấn1, Nguyễn Hoàng Thiên Thư2, Đỗ Quốc Huy3
Thuật ngữ “đa chấn thương” được định nghĩa là hai hoặc nhiều chấn thương, trong đó có một chấn thương có thể đe dọa tính mạng, xảy ra trong cùng một sự cố, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận hoặc hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Tiếp cận bệnh nhân đa chấn thương dù ở môi trường nào thì trước hết cần giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Cần kiểm tra xem có mối nguy hiểm tại hiện trường như hỏa hoạn, điện giật hoặc hóa chất có thể gây thương tích, hiện trường tai nạn có được che chắn và bảo vệ, nguy cơ nhân viên y tế bị người bệnh hoặc những người khác xâm hại cũng như đánh giá nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Sau đó cần tiếp cận tất cả bệnh nhân chấn thương một cách có hệ thống, từng bước để không bỏ sót các tình trạng đe dọa tính mạng và can thiệp kịp thời.
Từ khóa: đa chấn thương; người lớn; phối hợp đa ngành; khám ban đầu; kiểm soát chảy máu; khoa cấp cứu
The term “polytrauma” is defined as two or more injuries, with at least one being potentially life-threatening, occurring in the same incident and affecting multiple organs or body systems. Regardless of the environment, the initial approach to a polytrauma patient must prioritize the safety of healthcare personnel and those around them. It is essential to assess any potential dangers at the scene, such as fire, electric shock, or hazardous chemicals, ensure that the accident scene is secure and protected. The following step is to evaluate the risk of healthcare staff being harmed by the patient or others, as well as the risk of infectious diseases. After that, all trauma patients should be approached systematically, step by step to avoid missing any life-threatening conditions and to intervene in a timely manner.
Keywords: polytrauma; adult; multidiscipline; primary survey; hemorrhage control; emergency department